ベトナム文学のページへ

ベトナム語と日本語のホームページ

ベトナム文学の翻訳



テト(旧正月)の楽しみ NGHỆ THUẬT ĂN TẾT
タック・ラム(ベトナムの小説家) 1943年

--楽しむことは賢明なこと、楽しませることはすばらしいこと(格言より)--

 テト、それは、思い出すのが楽しいだけの物ではない。人々は、いつでも、去年のテトや昔のテトの話をして楽しがる。なつかしく、いとおしい風に、また少々心残りのように。とても楽しいテトの日が過ぎて、年を経て懐旧の思いがまとわりつく。人々が認めるのは、「何の心配もなく」、無邪気で幸福だったことだ。
 その郷愁に意味がないと、昔を懐かしむことをやめたとしても、我々は、今現在の時を、完璧に楽しむことはできない。昔の親密さ、健やかさ、それは、今現在の享楽より大きいのだ。たくさんの楽しい時間は、自分が知っている中での、この上ないものに加わっていく。
 私は、若かった時、お茶(ベトナム茶)をたしなむこということが理解できなかった。いいにおいのお茶の杯に、流れ星のような美しいイメージを見て、心の中で夢を想う。今はそれがわかったので、時折、朝か昼に、お茶の杯を挙げて、香り高い湯気を見つめる。芳香は少しだけれど、享受する楽しみは、ここに生きて、なにより、休養、リラックス、そして自分自身を許すことができる。(リラックスすることを楽しむだけでなく、労働というアート(術)と同様に、休養というアート(術)もあることを知るのだ。)
 妄想を追い求めるだけの行為は愚かで、幸福な日を得ることはできないと私は思う。今咲いた花は新鮮で美しく、明日咲く花に劣らないだろう。この春節(テト)は、終わってしまった春より穏やかで、天気もよく晴れて、美しい。
 「テト!」それは人生の中で、いつでも楽しいときだ。そして、もっと楽しいものになるのだ。昔のテトも思い出すだろうが、今のテトを楽しむこともおすすめしよう。大みそか、新しい年になろうとする時(1)は、静かに酔う時間だ。水仙の香りを楽しみ、ピンクの桃の花びらが開き、アヒルを焼くたき木の煙は十分高く上がっている。楽しもう、聡明な快楽を、エスプリの冴えを、悠然とした心の気楽さを。哀惜はスパイスのようなもの、熱望は興味を熱くするためのものだ。
 クリスタルグラスの中の酒に、水仙のにおいと爆竹のにおいが混ざり合う。爆竹の響きが家から家へ、そこら中の家族の正月に鳴り響く。それは、「楽しもう」という号令だ。
(1)詩人テー・リューの言葉
       ---
 新しい年を迎えて、どの家でも酒を飲んでいる。そしてバインチュン(正月用の餅)が運ばれ、青い丸い皿にのせられる。バインチュンの中にはもち米と緑豆の餡と脂身が入って、巧みに四角く包まれている。赤身の肉はまるで稲の穂先のよう砕けている。赤身の肉が多く包んであっても、まだ脂身もたくさんあってうまい。バインチュンが塩味なのは正しい。しかし、いくらか甘味がある物も包まれているのもよい。砂糖と緑豆をちょうどよく入れるのは難しいだろうが。
 バインチュンをはしで切って口に入れると、ゾン(バインチュンを包む葉)の葉の淡いにおいと餅米の香りがする。それを宝石のようならっきょうか、辛い大根と食べる。これは今も昔も、まったく安南のテトの楽しみである。
 午前中は酒を飲み、ムット(果物の砂糖漬け)を食べる。食べるときの酒は西洋の酒でなくてはならない。年を経た甘い葡萄酒はポルト酒のよう、強い苦さはベルモット(苦ヨモギの酒)のよう、そして酔いはコニャックのようだ。さあ好みのリキュールを飲もう。しかし、なぜベトナムにはうまい酒がないのだろうか?(今の)我々の製品が、不出来でまがいものなのは残念なことだ。(昔の)ホアンマイの檳榔(びんろう)の酒や、ティンバックの有名な酒はどうだった。豪華さ、華やかさや外見は、昔の人の丁重さや正直さを変えた。簡便さと軽薄は確かさの場所を奪った。これも我々の生み出した物なのだ。
 昔のムット(果物の砂糖漬け)は、もっとおいしく上手にできていた。クーホン(店の名)の蓮の実の砂糖漬け、ビェットフォン(店の名)の芋の砂糖漬けは、味は繊細で、ていねいに作られ、美しく陳列されている。それはテトの贈り物にふさわしい。
 ムット(果物の砂糖漬け)には、甘さ、香ばしさ、濃厚さ、油、辛さの5つの味が含まれている。生姜のムットは一番よい。しかし中国の生姜でないと、味が粗野で強烈すぎるのが残念だ。私は中部の砂糖菓子業、フエの砂糖菓子業が起こればいいと思う。フエの女性のような、やわらかく宝石のような、わが国の生姜を使って。
         ----
 テトの日に歩けば、家々の前に縁起のいい言葉を書いた木がはためいて、風に鳴るのが見える。様々な色のコンサートのように、並べられた新しい子どもの服、煉瓦の台に乗った爆竹、色あせた色や新しい赤色の、家の門に貼るお祝いの言葉を書いた紙、そして赤米や蓮の花びらのような紫色のテトの絵、一番は涼しげな紫色、安南の国土の色、昔の真実であり、今は見ることができず、私には思い出せない。
 新春の空には低い雲が浮かび、静かな節句の日は、まるで ソフトな息吹のような春風、木々の若芽やつぼみが芽吹くのを待つように、すべてが温かく愛おしい。そしてどんな楽しみもさらに大きく大切なものになるだろう。
 テトの日には、皆さんがこの紙面を見ながら、新春の光のような明るさを楽しんでくれることを願う。


 「テトの芸術」という題から訳してみると、ラム兄さん、やっぱり中身は食べ物の話ではないですか。しかし、そこかしこに、現在のベトナム人の位置を思う心、自国の文化を思う心など、見え隠れして、テトにふさわしいエッセイであります。タックラムが多くの作品を発表したのは1940年前後、日本は、戦争への道を歩んでいる時期です。
【翻訳 Yuri 2010/7/1】 


原文

NGHỆ THUẬT ĂN TẾT

Hưởng, đấy là khôn ngoan; khiến hưởng, đấy là đức hạnh
(Cách ngôn Ả-rập)

 Ngày Tết, đối với nhiều người, chỉ có thú vị khi nào nghĩ lại – người ta thường hay cùng nhau nhắc tới những Tết năm ngoái, năm xưa với một vẻ mến tiếc âu yếm, lẫn với đôi chút ngậm ngùi. Nhất là những Tết ngày người ta còn nhỏ… Lúc ấy, cùng với những nỗi vui ngày Tết đã qua, còn vướng niềm thương tiếc tuổi niên hoa, cái tuổi mà người ta nhận là “vô tư lự”, ngây thơ và sung sướng.
 Nhưng nỗi nhớ tiếc ấy chẳng ích lợi gì, mà lại ngăn chúng ta không toàn hưởng được thời khắc hiện giờ. Đậm đà, mạnh mẽ hơn bao nhiêu là sự hưởng thụ ngay hiện tại, thêm vào cái thú hưởng những giờ vui, cái thú vô song của sự mình biết mình đương hưởng.
 Ngày còn ít tuổi, tôi không hiểu biết được cái thú uống trà. Chén trà thơm lúc đó với tôi làm sao bằng được những mộng đẹp tôi đang mơ tưởng trong lòng. Bây giờ tôi đã biết rồi — và thỉnh thoảng một buổi sớm hay trưa, tôi nâng chén trà lên để nhìn đời qua hương khói. Hưởng hương vị chén trà thì ít, nhưng hưởng cái thú ở đời, và nhất là hưởng cái giờ khắc nghỉ ngơi, nhàn nhã, mà tự mình cho phép. (Người ta chỉ có thể hưởng được cái Khoái lạc của Nghỉ ngơi, khi biết cái Nghệ thuật Nghỉ ngơi cũng như biết cái Nghệ thuật Làm việc.)
 Tôi hiểu là vô ích và điên dại cuộc theo đuổi mộng ảo không cùng, việc lần lưã để hạnh phúc lại ngày lại ngày. Tôi hiểu rằng hoa nở sớm nay cũng tươi đẹp chẳng kém hoa nở ngày mai, thời tiết Xuân nay êm dịu hơn Xuân bao giờ hết, và trời trong cùng ánh nắng kia hiện giờ đang đẹp vô ngần…

   Tết! Còn dịp nào trong đời ta nhiều thú vị vui tươi hơn nữa. Ngày Tết nhắc ta nhớ lại những Tết đã qua, và khuyên ta an hưởng ngay cái Tết bây giờ. Đêm Giao-thừa “thời gian qua nghỉ bước trên từng cao”(1) là giờ khắc say sưa êm dịu nhất. Hưởng mùi thơm thuỷ tiên, cánh hồng hoa đào nở, hưởng làn khói trầm vấn vít bay lên cao. Hưởng đi, trong cái khoái lạc của sáng suốt, trong cái minh mẫn của tinh thần, trong sự thư thái thảnh thơi của lòng bình tĩnh. Tiếc thương như gia vị và mong mỏi như làm ấm nóng cái thú vô cùng.
 Rượu sánh trong cốc pha lê trong trộn mùi khói pháo với hương thuỷ tiên. Tiếng pháo nổ vui từ nhà nọ sang nhà kia, liên tiếp, đi mãi vào trong đêm để làm vang động bầu không khí Xuân của khắp cả các gia đình. Đó là tiếng hiệu lệnh của sự thông đồng chung hưởng.
1)Lời thơ Thế lữ

 Lúc đó mỗi nhà đều uống rượu thưởng năm mới. Rồi chiếc bánh chưng đầu năm mang lên, xanh mịn trên đĩa trắng. Bánh chưng gói khéo thì vuông và chắc rắn: gạo mềm và nhiễn, nhân đậu và mỡ quánh vào nhau. Chỗ nạc thì tơi ra như bông gạo. Có nhà gói lắm nạc, nhưng nhiều mỡ vẫn ngon hơn: mỡ phần, chỗ giọi, lúc chín thì trong, và không có thớ. Bánh chưng kể mặn là phải vị. Nhưng có dăm bảy chiếc gói ngọt cũng hay. Chỉ khó làm sao cho đừng sượng, và đường với đậu phải biến với nhau mà thôi.
 Tưởng lúc xén đũa đưa miếng bánh chưng lên, thoảng mùi lá dong thơm và mùi nếp cái, ăn với dưa hành trong như ngọc thạch, hoặc với củ cải đậm và ròn như pháo xuân! Đó là tất cả hương vị của cái Tết Annam, ngày nay và ngày xưa.

 Sáng mồng một , chúng ta uống rượu và ăn mứt. Rượu hẳn là phải rượu Tây: những thứ vang cũ ngọt như Porto, nồng chua như Vermouth, hay say như Cognac. Uống những thứ ấy thích hơn liqueurs. Nhưng sao ta không có rượu ngon của ta? Tiếc vì bây giờ cái gì của người mình cũng vụng về và giả dối. Còn đâu thứ rượu Cau có tiếng ở Hoàng Mai, thứ rượu Cúc nổi danh ở tỉnh Bắc? Cái hào nhoáng, cái lộng lẫy bề ngoài đã thay cái chân thực, cái cẩn thận của người xưa. Đơn sơ và cẩu thả đã cướp chỗ của tốt bền, ở tất cả những sản phẩm của nước mình.

 Mứt ngày trước cũng ngon và khéo hơn mứt bây giờ. May gần đây, việc làm Mứt ngày Tết đã khá hơn. Đã có mứt Sen Cự Hương, mứt Khoai Việt Hương, vị cũng nhã, mà trình bày lại sạch sẽ, tinh tươm. Đem làm quà ngày Tết kể cũng tạm được.
 Mứt phải đủ ngũ vị: ngọt, bùi, đậm, béo và cay. Thứ mứt Gừng cay là quý nhất. Chỉ tiếc thay mứt Gừng ngoài Bắc thô và mạnh quá. Tôi ước ao được một ngành mứt Gừng ở trong Trung — mứt Gừng của Huế, làm bằng mầm gừng non và cả nhánh, trong như ngọc và cay mềm dịu cũng như con gái Huế.

 Thế rồi đi Du Xuân ngày Mồng Một Tết, nhìn cây Nêu phấp phới trước các nhà, tiếng Khánh sành reo theo gió. Một cuộc hoà nhạc của sắc màu: quần áo mới của bầy trẻ, xác pháo đỏ trên gạch rêu, màu hồng nhạt hay đỏ tươi của câu đối giấy dán trên cổng, và màu củ cẩm, hay cánh sen, trên những tranh Tết — nhất là cái màu tím mát ấy, màu của đất nước Annam, của thời xưa chân thật mà không bao giờ nhìn tôi không thương nhớ ngậm ngùi…
 Trong lúc đó, trời xuân đầy mây thấp và gần gụi, thời tiết êm ả như đợi chờ, gió xuân nhẹ như hơi thở, và cây cối đều nở mầm non, lộc mới – tất cả cái gì như đầm ấm, như dịu dàng. Còn hưởng cái thú nào man mác và thanh cao hơn nữa?

 Cho nên ngày Tết, tôi mong các bạn cùng vui vẻ tươi sáng như ánh mùa xuân, trong khi lần giở những trang của tập báo vì các bạn này.

THẠCH-LAM


直線上に配置
ベトナム語のページTOPへ    タックラムのページ